Nên chọn hình thức đại lý nào cho an toàn và phù hợp nhất?
Những người muốn bắt đầu kinh doanh vé máy bay cần biết, đại lý vé máy bay thường có 2 cấp cơ bản là đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2. Đại lý cấp 1 là cấp cao nhất, có thể trực tiếp xuất vé từ hãng hàng không. Đại lý cấp 2 là chi nhánh của đại lý cấp 2 và phải thông qua đại lý cấp 1 để xuất vé.
Nói về sự khác biệt giữa đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2, theo kinh nghiệm của chuyên gia trong ngành thì chênh lệch lớn nhất là vốn đầu tư ban đầu. Thông thường, để mở đại lý kinh doanh vé máy bay cấp 1 đòi hỏi rất nhiều điều kiện, thủ tục, nhân sự, kinh nghiệm và một số vốn không hề nhỏ, từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng.
Chính sách và điều kiện làm đại lý vé máy bay
Chẳng hạn vào thời điểm năm 2013, nếu muốn làm đại lý cấp 1 cho hãng hàng không Vietnam Airlines cần số tiền 1,2 – 1,5 tỷ đồng và phải cam kết doanh số hàng tháng.
Thậm chí, nếu muốn làm đại lý cấp 1 cho các hãng hàng không quốc tế, số tiền bạn phải bỏ ra có thể lên tới hàng chục tỷ đồng nên các hãng này hiếm khi có đại lý chính thức ở Việt Nam mà thường do một công ty tài chính hoặc ngân hàng nào đó đứng ra bảo đảm.
Với số vốn ban đầu lớn như vậy nên không phải ai mới bắt đầu kinh doanh vé máy bay cũng có thể mở ngay đại lý cấp 1 được.
Do đó, với những người có ý định kinh doanh vé máy bay thường chọn mô hình đại lý cấp 2 với thủ tục đơn giản hơn và số vốn ít hơn nhiều, chỉ dao động từ vài chục triệu đồng hoặc vài trăm triệu đồng là có thể mở được.
Trong đó, số tiền ký quỹ cho đại lý cấp 1 tối thiểu là khoảng 20 triệu đồng. Số tiền này coi như được nạp vào tài khoản của đại lý cấp 2 để trừ dần khi xuất vé từ đại lý cấp 1. Số tiền còn lại được dùng để thuê mặt bằng, nhân sự và đầu tư cho cơ sở vật chất.
Ngoài ra, còn một hình thức đại lý bắt đầu kinh doanh vé máy bay nữa là đại lý cấp 3. Tuy nhiên hình thức này không chính thức, chỉ hợp với những người ít vốn, thiếu kinh nghiệm hoạt động dưới hình thức cộng tác viên cho các đại lý cấp 1, cấp 2.