Lợi nhuận thực tế của đại lý kinh doanh vé máy bay cấp 2

Giữa vô vàn luồng thông tin trái ngược về doanh thu và cơ hội làm giàu của đại lý vé máy bay cấp 2, vậy lợi nhuận thực tế của những người bắt đầu kinh doanh vé máy bay là bao nhiêu?

Lợi nhuận thực tế của những người bắt đầu kinh doanh vé máy bay là bao nhiêu?

Lợi nhuận thực tế của những người bắt đầu kinh doanh vé máy bay là bao nhiêu?

Trả lời câu hỏi liệu có hay không cơ hội làm giàu, thu lãi khủng từ việc kinh doanh vé máy bay, các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành khẳng định là có song chỉ áp dụng với trường hợp đại lý có quan hệ tốt, rộng rãi và một khoản vốn thích hợp. Những người mới bắt đầu kinh doanh vé máy bay với kinh nghiệm ít ỏi, các mối quan hệ xã hội và khách hàng tiềm năng chưa nhiều, số vốn hạn chế nên từ bỏ suy nghĩ có thể làm giàu nhanh chóng trong lĩnh vực này bởi lợi nhuận thực tế của đại lý cấp 2 tuy hấp dẫn song không quá lớn.

Hiện tại, các hãng hàng không đều thu phí thanh toán ngay cả với hình thức thanh toán trực tuyến, cụ thể là Vietnam Airlines 50 nghìn đồng/chặng/người, Jetstar 40 nghìn đồng/chặng/người và Vietjet Air là 44 nghìn đồng/chặng/người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thanh toán trực tuyến, đó là chưa kể đến những sai sót dễ mắc phải và hàng loạt thay đổi rắc rối.

Ngay cả khi trực tiếp tới văn phòng đại diện của hãng hàng không để thanh toán cũng sẽ phải mất phí

Ngay cả khi trực tiếp tới văn phòng đại diện của hãng hàng không để thanh toán cũng sẽ phải mất phí

Ngay cả khi trực tiếp tới văn phòng đại diện của hãng hàng không để thanh toán cũng sẽ phải mất phí và hình thức thanh toán này cũng không hề rẻ hơn khi Vietnam Airlines tính phí 50 nghìn đồng/chặng/người, Vietjet Air thu 75 nghìn đồng/chặng/người, Jetstar thu 65 nghìn đồng/chặng/người.

Tất cả các loại phí trên đều được thu thêm vào giá net (giá mà đại lý cấp 1 cung cấp cho các đại lý bắt đầu kinh doanh vé máy bay cấp 2), giá các hãng bay công bố trên trang web chính thức. Như vậy, giá net mà đại lý cấp 2 nhận từ đại lý cấp 1 sẽ bao gồm cả phí sân bay, thuế, phí soi chiếu, phí admin (nếu có).

Theo cách tính này, lợi nhuận chính của đại lý cấp 2 là phí dịch vụ tính thêm cho hành khách. Chẳng hạn hiện nay, theo thông tin trên một số trang trực tuyến thì có đại lý cấp 2 thu thêm phí dịch vụ của hành khách là 180 nghìn đồng/chặng/người, khá cao so với mặt bằng chung. Do đó mỗi đại lý cấp 2 sẽ phải tự cân đối thu chi và xây dựng mức phí dịch vụ hợp lý để vừa đảm bảo doanh thu, vừa làm hài lòng khách hàng mà vẫn tuân theo quy luật cạnh tranh.

Về chiết khấu từ đại lý cấp 1, hiện toàn bộ chính sách của các đại lý cấp 1 đều là trích hoa hồng cho đại lý cấp 2 với điều kiện phải dương quỹ. Vì vậy, người mới bắt đầu kinh doanh vé máy bay cần cân nhắc vấn đề này thật kỹ bởi khách hàng của đại lý cấp 2 đa số là bạn bè, người thân quen nên dễ xảy ra nợ, mà đã có nợ thì dễ hụt vốn dẫn tới âm quỹ, ảnh hưởng tới lợi nhuận thực tế của đại lý cấp 2.

Bắt đầu kinh doanh vé máy bay