Làm thế nào để đại lý kinh doanh vé máy bay cấp 2 thoát cảnh chết yểu?

Ngành kinh doanh vé máy bay hiện nay cạnh tranh vô cùng khốc liệt nên không khó hiểu khi các đại lý cấp 2 liên tục được mở ra nhưng cũng nhanh chóng biến mất ngay sau đó.

Các đại lý cấp 2 liên tục được mở ra nhưng cũng nhanh chóng biến mất ngay sau đó.

Các đại lý cấp 2 liên tục được mở ra nhưng cũng nhanh chóng biến mất ngay sau đó.

Để tránh việc đại lý cấp 2 mới hoạt động chưa được bao lâu đã rơi vào cảnh chết yểu, lời khuyên đầu tiên dành cho những người có ý định bắt đầu kinh doanh vé máy bay là khoan hãy mở đại lý.

Lý do là bởi việc bán vé máy bay và ngành du lịch luôn đi chung một mùa với nhau. Thông thường từ tháng 4 – 9 là mùa cao điểm của ngành du lịch, lượng du khách tăng đáng kể kéo theo nhiều dịch vụ khác phát triển theo, cả kể việc bán vé máy bay.

Do đó nếu muốn mở đại lý cấp 2 thì nên chờ tới sát tháng 4 trong năm.

Điều thứ 2, đại lý cấp 2 sẽ không thể tồn tại lâu dài và phát triển nếu chủ nhân của nó không có tâm huyết với việc kinh doanh của mình.

Theo lời khuyên của các chuyên viên từ đại lý cấp 1, nếu bạn chỉ có trong tay một chút vốn, kinh nghiệm bán vé và hiểu biết về công nghệ thông tin đều không có, quan hệ xã hội không nhiều thì không nên dại dột bắt đầu kinh doanh vé máy bay, sẽ rất dễ rơi vào cảnh thua lỗ.

Thứ ba, nếu đại lý của bạn liên tục thua lỗ, bạn nên tính xem liệu cơ sở kinh doanh của mình có thể trụ nổi tới tháng 4 năm sau hay không.

Hãy thử tính toán xem trong 6 tháng cao điểm bạn thu lời được bao nhiêu và 6 tháng thấp điểm phải bù lỗ bao nhiêu, nếu lỗ vượt lãi hoặc chỉ hoà vốn hoặc liên tục thua lỗ và không có dấu hiệu khởi sắc trong vòng 6 tháng liền, bạn nên từ bỏ đại lý cấp 2 của mình và chuyển sang phương án kinh doanh khác phù hợp hơn.

Khi nào có cơ hội hoặc khả năng tài chính đã ổn định hơn, bạn có thể bắt đầu kinh doanh vé máy bay lại.

Bắt đầu kinh doanh vé máy bay