Chăm sóc khách hàng sau khi bán được vé máy bay
Kinh doanh vé máy bay là bạn đã trải qua giai đoạn khởi đầu của việc mở phòng vé.
Bạn đang vui mừng vì sau nhiều cuộc gọi, bạn đã thành công với những tấm vé đầu tiên, hoặc với những khách hàng đầu tiên, thậm chí với nhiều khách hàng khi bạn đã vào hoạt động được vài tháng, thế nhưng chưa chắc bạn đã thành công đâu.
Khách hàng sẵn sàng quay lưng với bạn, để giữ khách hàng quay lai với mình thì bạn hãy chăm sóc họ. Còn chăm sóc thế nào thì tùy ở khả năng kinh doanh vé máy bay hoặc marketing của bạn.
Khả năng kinh doanh của tôi thì ở mức trung bình kém, nhưng tôi tự tin với khả năng chăm sóc khách hoặc marketing nói chung. Đặc biệt là với mảng online marketing.
Bài viết của một cá nhân sau đây sẽ đưa ra một vài ví dụ cụ thể về kinh nghiệm kinh doanh vé máy bay.
“Ví dụ 1: Lợi thế khác của tôi là tôi từng là dân du lịch, nên khi khách hàng hỏi về việc đi du lịch, tôi cũng tư vấn cho khách, hoặc giới thiệu cho khách những địa chỉ tin cậy cho việc ăn-uống-ngủ-nghỉ ở nơi khách cần đến hoặc giới thiệu cho khách hàng những cty du lịch phù hợp với yêu cầu của khách.
Ví dụ 2: Kinh doanh vé máy bay cần chú ý quá trình giao vé, tôi luôn kèm theo trong phong bì đựng vé môt voucher/card hoặc đại loại là món đồ gì đó thuộc dạng khuyến mãi.
Bạn sẽ thắc mắc rằng khuyến mãi gì vậy? Câu trả lời là khuyến mãi bất cứ thứ gì, nhưng quan trọng rằng tôi không phải là người khuyến mãi, tôi hợp tác với một số cty, cửa hàng…có những phiếu khuyến mãi, chẳng hạn như phiếu giảm giá đi ăn, đi uống, shopping, chăm sóc da, nha khoa, hoa khô….
Những công ty, cửa hàng hay cá nhân này cũng có thể là khách hàng của tôi, hợp tác 3 bên cùng có lợi, tôi giới thiệu dịch vụ của họ trong phong bì vé của tôi, không hề làm phiền khách hàng khi nhận vé.
Nếu thực sự khách hàng của tôi có nhu cầu thì tôi có lợi, khách hàng của tôi có lợi, người tôi hợp tác cũng có lợi. Người tôi hợp tác cũng sẽ giới thiệu dịch vụ kinh doanh vé máy bay của tôi khi ai đó quen biết họ có nhu cầu mua vé máy bay.
Ví dụ 3: Một số khách hàng mua vé khi thắc mắc rằng có cần CMND hay không, tôi nói là không, vì thực sự không cần thiết cho việc kinh doanh vé máy bay.
Tuy nhiên tôi vẫn hỏi họ số CMND kèm theo ngày sinh, tôi linh hoạt gửi lời chúc đến khách hàng vào đúng dịp sinh nhật của họ, điều này có thể không có tác dụng là mấy, nhưng không hẳn thế, họ đã nhớ tới tôi, và nhắn tin cảm ơn. Tôi chỉ cần có thế.
Ví dụ 4: Khách hàng đến mua vé trực tiếp tại phòng vé kinh doanh vé máy bay của tôi, tôi tính vé phù hợp và khi tính tiền thì tôi trả lại từ 10-20,000 vnđ coi như tiền bớt giá vé.
Phòng vé của tôi luôn có kẹo, nhất là khi khách hàng đi với trẻ em, và bạn đoán ra được tôi đã làm gì rồi phải không, một vài cục kẹo chỉ mất từ 2 hoặc 3,000 vnđ, hãy vẫn vui vẻ khi khách không mua vé nhé, khách sẽ quay lại lần sau thôi.
Ví dụ 5: Những khách hàng ở quá xa, việc giao vé cực nhọc hơn, tôi đành tính thêm phí giao vé, khoảng 20,000 vnđ, tất nhiên là khách cũng chấp nhận, tôi nhấn mạnh việc này tối thiểu 2 đến 3 lần để khách hiểu được tính chất vấn đề.
Ví dụ 6: Vì lý do công việc kinh doanh vé máy bay thuộc lĩnh vực dịch vụ, mà dịch vụ thì 24/7 kể cả ngày lễ.
Nếu bạn bán được vé lúc 2 giờ sáng, khách hàng sẽ nhớ lâu tới bạn, tôi thì bán nhiều vé với thời gian này rồi, đối tượng khách hàng này chủ yếu là khách đi gấp, trong đó đối tượng khách đi gấp đa số là nhà có đám tang, chính vì lý do này, tôi không nỡ không bán cho họ hoặc không nỡ không nghe điện thoại.
Chăm sóc khách hàng sau khi bán được vé máy bay
Đối tượng thứ 2 trong nhóm này là thuộc khách hàng đi công tác gấp, tôi cũng không nỡ không tiếp chuyện, cho dù không kinh doanh vé máy bay lần này, thì lần sau họ vẫn nhớ tới mình, chỉ một hành động này thôi cũng đủ để khách quay lại, thậm chí giới thiệu cho những người khác biết là tôi sẵn sàng bán vé bất cứ lúc nào.
Tôi có nên tiếp tục chia sẻ nữa không nhỉ? Tất nhiên là có chứ, nhưng sẽ chia sẻ những thứ khác xung quanh việc bán vé máy bay nhé. Tôi sẽ chia sẻ tiếp ở bài viết khác”.
Chúc bạn thành công trong việc kinh doanh vé máy bay của mình.