.jpeg)
Thương hiệu của một doanh nghiệp không đơn giản chỉ là cái tên hay logo mà đó còn là uy tín, là niềm tin của khách hàng dành cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Tại sao phải xây dựng thương hiệu?
Xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa đã mang đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Giữa vô vàn những sự lựa chọn, tại sao khách hàng lại chọn sản phẩm này mà bỏ qua sản phẩm kia? Từ trăn trở này mà mỗi doanh nghiệp càng cần phải có ý thức xây dựng thương hiệu.
Thương hiệu là một tài sản vô hình nhưng mang lại giá trị vô cùng to lớn. Trước khi dùng sản phẩm của doanh nghiệp, thương hiệu đã len lỏi vào tâm trí người tiêu dùng qua thông tin báo đài, quảng cáo hay những lời truyền miệng. Cũng thông qua thương hiệu, người tiêu dùng hiểu hơn về sản phẩm, tạo được lòng tin để từ đó tác động đến quyết định mua hàng.
Xây dựng thương hiệu để nhanh chóng thâm nhập thị trường?
Mỗi doanh nghiệp đều có một sản phẩm, một câu chuyện để mang đến khách hàng. Nhưng nhìn chung, thương hiệu của doanh nghiệp được xây dựng từ 3 yếu tố: trải nghiệm sản phẩm, tiếp xúc với nhân viên và các hoạt động marketing – truyền thông. Đây cũng chính là 3 yếu tố mà doanh nghiệp cần nghiên cứu và tập trung để xây dựng thương hiệu.
.jpeg)
Đây cũng chính là 3 yếu tố mà doanh nghiệp cần nghiên cứu và tập trung để xây dựng thương hiệu.
Ngoài sản phẩm, khách hàng cũng đồng thời tiếp xúc với nhân viên. Có thể nói mỗi nhân viên chính là “đại sứ thương hiệu” của doanh nghiệp đó. Nhân viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc khách hàng khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Các hoạt động marketing và truyền thông có đóng góp rất lớn vào việc thâm nhập thị trường và kích cầu tiêu dùng. Nhờ có các hoạt động này mà thương hiệu xuất hiện nhiều hơn và gây sự chú ý đến người tiêu dùng.
Đại lý bán vé máy bay xây dựng thương hiệu như thế nào?
Xây dựng thương hiệu chính là khẳng định sự nghiêm túc của doanh nghiệp với sản phẩm của mình. Vậy nên không riêng gì các doanh nghiệp, nếu bạn có trong tay một đại lý bán vé máy bay với số vốn khá khiêm tốn cũng cần chú ý đến xây dựng thương hiệu.
Tuy nhiên đại lý bán vé máy bay xây dựng thương hiệu rất khác với các doanh nghiệp khác. Sản phẩm, dịch vụ đại lý vé máy bay cung cấp ưu tiên hàng đầu là độ tin cậy, uy tín nên khi xây dựng thương hiệu cũng cần làm nổi bật điều này. Một vài vấn đề mà đại lý vé máy bay cần chú ý.
- Sản phẩm,vé máy bay là cốt lõi của đại lý nhưng thương hiệu chính lf yếu tố chính giúp khách hàng quan tâm và quyết định lựa chọn đặt vé tại đại lý của bạn. Nêu đừng bao giờ quên xây dựng thươn hiệu đại lý vé máy bay.
- Không phải cứ tạo chiến dịch rầm rộ, những đợt khuyến mãi hấp dẫn mói là xây dựng thương hiệu. Thương hiệu nằm ở thái độ của nhân viên – người tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp khách hàng. Với một đại lý bán vé đôi khi chỉ có một người bán. Hãy đảm bảo người bán vé này không chỉ có kinh nghiệm, am hiểu thông tin về các hãng bay, các loại vé máy bay,… mà còn hiểu được tâm lý khách hàng, làm hài lòng khách hàng tối đa với dịch vụ ở đại lý của bạn.
- Lập kế hoạch ngay bây giờ. Mỗi phút trôi qua là một lần cơ hội bị bỏ lỡ. Vậy nếu đại lý vé máy bay của bạn muốn nghiêm túc xây dựng thương hiệu hãy lên kế hoạch bài bản ngay từ bây giờ. Không chỉ các hoạt động offline (thái độ nhân viên, cơ sở bán vé,…) cho đến các hoạt động offline (lập website, thiết kế logo, hình ảnh, chọn slogan cho website,..) cũng cần thực hiện nghiêm túc, chuyên nghiệp ngay từ đầu để tạo thiện cảm với người tiêu dùng.·
Đừng bao giờ quên câu nói: “Không bao giờ có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng đầu tiên” bởi vậy hãy tận dụng hết tất cả các cơ hội có thể để xây dựng thương hiệu để đưa hình ảnh đại lý vé máy bay của bạn đến gần với người tiêu dùng.