Các thuật ngữ trong lĩnh vực hàng không, kinh doanh vé máy bay bắt buộc phải biết

Cũng như nhiều lĩnh vực khác, ngành hàng không cũng có những thuật ngữ riêng.

Bên cạnh việc bỏ vốn đầu tư, những người bắt đầu kinh doanh vé máy bay cần lưu ý tìm hiểu về những thuật ngữ mang tính chuyên biệt để việc kinh doanh được trôi chảy hơn, không xảy ra nhầm lẫn khiến yêu cầu của khách hàng không được đảm bảo, gây ảnh hưởng tới uy tín và doanh thu của đại lý.

Cách tìm kiếm vé máy bay giá rẻ

Cách tìm kiếm vé máy bay giá rẻ

Dưới đây là một số thuật ngữ từ A đến H được dùng phổ biến trong ngành hàng không mà các đại lý bắt đầu kinh doanh vé máy bay cần biết:

Accompanied children – Trẻ em đi cùng

Accompanied infant – Trẻ sơ sinh đi cùng

Advance purchase – Điều kiện mua vé trước

Aisle seat – Ghế ngồi gần lối đi

Alternative – Thay thế

Arrival / Destination – Điểm đến

Booking class – Hạng đặt chỗ

Business class – Hạng thương gia (hạng ghế trên máy bay)

Cancel/ cancellation – Hủy hành trình

Cancellation condition – Điều kiện hủy vé

Capacity limitation – Giới hạn số lượng khách hoặc hành lý được chuyên chở trên một chuyến bay

Carrier/ Airline – Hãng hàng không

Change – Thay đổi vé về ngày / giờ bay

Check-in – Làm thủ tục lên máy bay

Circle trip – Hành trình khứ hồi

Departure/ Origin – Điểm khởi hành

Diet meal – Bữa ăn kiêng

Discount – Giảm giá

Double open jaw – Hành trình vòng mở kép

Economy class – Hạng phổ thông (hạng ghế trên máy bay)

Embassy statement – Công văn của Đại sứ quán

Fare component – Đoạn tính giá

Fee – Phí

Flight application – Điều kiện mà chuyến bay hạn chế áp dụng hoặc được phép áp dụng

Flight coupon – Tờ vé máy bay, trong đó ghi rõ thông tin về giá vé và thuế, chặng bay, họ tên hành khách, số vé,…

Fuel surcharge – Phụ phí nhiên liệu (xăng dầu)

Go show – Khách đi gấp tại sân bay mà không đặt chỗ trước

High season/ Peak season – Mùa cao điểm (thường rơi vào mùa du lịch, khi nhu cầu đi lại của hành khách cao, thích hợp để bắt đầu kinh doanh vé máy bay)

Bắt đầu kinh doanh vé máy bay