200 triệu đồng có thể mở một đại lý vé máy bay cấp 2 hay không?

Nhiều người có mong muốn mở đại lý vé máy bay cấp 2 nhưng vẫn băn khoăn về vốn ban đầu.

Vậy với 200 triệu đồng có thể mở được đại lý hay không?

Nên chọn hình thức đại lý nào cho an toàn và phù hợp nhất?

Nên chọn hình thức đại lý nào cho an toàn và phù hợp nhất?

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia trong ngành, đại lý cấp 2 chỉ cần ký quỹ tối thiểu 20 triệu đồng cho đại lý cấp 1, vậy số tiền còn lại của khoản vốn ban đầu sẽ được sử dụng ra sao?

Thông thường, để được hưởng những chính sách tốt nhất từ đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 phải có công nợ tốt, nghĩa là quỹ doanh số phải luôn ở mức dương tương đối, chẳng hạn khoảng 300 triệu đồng/tháng cho 3 hãng hàng không nội địa phổ biến nhất là Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar.

Giả sử đại lý cấp 2 có số tiền vốn quá thấp chỉ khoảng 20 triệu đồng (bằng đúng số tiền ký quỹ) mà lại đang có đoàn khách số lượng lớn, cần xuất vé gấp với tổng giá trị thanh toán lên tới 60 triệu đồng.

Lúc này, đại lý cấp 2 chỉ mới bắt đầu kinh doanh vé máy bay, vốn thấp, uy tín chưa có, trong khi vé xuất ra lại là vé không hoàn đổi của hãng hàng không giá rẻ. Như vậy, rất khó để đại lý cấp 1 đủ tin tưởng xuất vé cho đại lý cấp 2.

Do đó, câu trả lời hoàn hảo nhất trong hoàn cảnh này là đại lý cấp 2 cần có một số vốn vừa đủ để thuyết phục đại lý cấp 1 xuất vé, vừa giữ được khách vừa đảm bảo doanh số để tạo ra mức lợi nhuận cao nhất có thể. Như vậy, con số ban đầu 200 triệu đồng chính là một đảm bảo tài chính chắc chắn cho đại lý hoạt động.

Ngoài ra, đại lý cấp 2 cũng cần tốn một số chi phí khác ngoài tiền ký quỹ khi bắt đầu kinh doanh vé máy bay như tiền mặt bằng, cơ sở vật chất, nội thất, máy tính, mạng Internet, bảng hiệu, quảng cáo, nhân viên,… Do đó, số vốn ban đầu không thể quá thấp. Vốn càng cao thì sẽ tạo điều kiện cho đại lý nhiều cơ sở để khai thác khách hàng.

Bắt đầu kinh doanh vé máy bay